Việc áp dụng cơ chế FiT đầu tiên vào năm 2017 tạo ra sự bùng nổ phát triển điện mặt trời đồng thời cũng tạo ra các thách thức không nhỏ đối với ngành điện, đặc biệt là vận hành và giải tỏa tối đa công suất. Đây là nguồn cơn của các giải pháp khắc phục đã và đang được nghiên cứu, áp dụng trên thế giới.
Giải pháp cho việc tích hợp và vận hành các nguồn PV trên lưới điện gồm 2 nhóm:
1/ Các giải pháp từ góc nhìn quản lý tập trung hệ thống điện
Đảm bảo thực hiện tốt các khâu sau
- Xác định cân bằng cung cầu năng lượng
- Công tác vận hành, điều khiển của quản lý/điều độ hệ thống điện
- Đặt ra các yêu cầu kỹ thuật kết nối nguồn PV vào lưới điện
Tăng cường ưu tiên lắp đặt cho các nguồn PV có tính phân tán như PV trên mái nhà, trên các công trình công cộng, bên cạnh các giải pháp kỹ thuật phân tán trên lưới như lắp thiết bị bù linh hoạt SVC, STATCOM (lưới truyền tải), D-STATCOM (lưới phân phối).
2/ Các giải pháp linh hoạt, cho phép phân quyền quản lý trong hệ thống điện
Sản xuất hydro từ năng lượng tái tạo
Giúp chuyển hóa và tích trữ năng lượng tái tạo dư thừa, hỗ trợ việc cân bằng các nguồn PV, tăng mức độ linh hoạt của hệ thống điện.
Nhà máy điện ảo (Virtual Power Plant)
Tự điều tiết các dao động công suất của các nguồn NLTT thành phần, hình thành quán tính như thể một nhà máy điện quay, giúp tích hợp các nguồn PV vào lưới mà không tạo ra các ảnh hưởng xấu.
Lưới điện nhỏ (Microgrid)
Tương tự VPP, là mô hình phân tán của điều độ trung tâm, chia sẻ gánh nặng điều khiển lưới điện, và cũng nhận được phần lợi ích tương ứng.