Khoa học công nghệ

Turbine gió nổi tự di chuyển đến nơi có gió

 

Công ty công nghệ điện gió nổi X1 Wind ở Barcelona (Tây Ban Nha) đã phát minh ra turbine gió 15 MW có giàn hình kim tự tháp kèm theo hệ thống phao nổi cho phép di chuyển tới nơi gió và liên tục sản xuất điện.

Turbine gió nổi tự di chuyển đến nơi có gió

Turbine gió nổi tự di chuyển đến nơi có gió

Giàn turbine gió của X1 Wind trang bị hệ thống mang tên PivotBuoy, trong đó, phần nền móng nối liền với một điểm cho phép giàn chuyển động theo gió thổi. Hệ thống PivotBuoy hoạt động tốt nhất khi giàn quay về phía gió thổi đến trực tiếp từ đằng sau. Cấu hình kiểu này cho phép đội ngũ kỹ sư thiết kế lại cấu trúc nổi, khiến nó hiệu quả hơn trong việc phân bổ trọng lượng turbine.

Turbine gió ngoài khơi hình kim tự tháp sử dụng cấu hình theo hướng gió. Theo cách này, turbine không cần nghiêng hoặc sử dụng cánh quạt đặc biệt, do đó tránh va vào trụ đỡ và tiết kiệm chi phí sản xuất.

“Điều này đặc biệt quan trọng khi chúng tôi muốn chế tạo turbine lớn hơn với công suất 15 MW hoặc hơn. Giàn nổi kết hợp lợi ích của hệ thống PivotBuoy và cấu hình xuôi chiều gió, giúp sản xuất điện gió trở nên hiệu quả và rẻ hơn”, đại diện X1 Wind cho biết.

Thiết bị PivotBuoy của turbine kết hợp phao neo đơn (SPM) với giàn chân căng nhỏ (TLP) để giàn nhẹ hơn. Mẫu turbine gió này khác với những hệ thống nổi hiện nay vốn sử dụng trụ và giàn khoan bán chìm nặng hơn. PivotBuoy được thiết kế để nối với hệ thống neo trước khi chuyển tới địa điểm hoạt động. Điều đó có nghĩa giàn turbine có thể lắp ráp trên đất liền, dễ dàng tháo rời khi cần di chuyển.

Quá trình lắp đặt giàn turbine trên biển sẽ đơn giản hóa do có thể kéo bằng tàu nhỏ thay vì tàu lớn tốn kém. Thiết kế giàn như vậy hạn chế tạo áp lực quá lớn lên cấu trúc, có nghĩa cánh turbine có thể nhẹ, dài và rẻ hơn. Theo X1 Wind, hệ thống có thể dùng ở những độ sâu khác nhau từ 60m đến hơn 500m.

Phiên bản đầu tiên của X1 Wind có tên gọi X30 đã được triển khai và thử nghiệm ở quần đảo Canary, Tây Ban Nha. Dự án bắt đầu vào tháng 4-2019 và quá trình sản xuất hoàn thành vào tháng 11-2020. Giàn turbine được chia thành 9 phần để vận chuyển tới Las Palmas. Quá trình lắp ráp tiến hành thành công ở Hidramar - một xưởng đóng tàu giàu kinh nghiệm.

Việc thử nghiệm hệ thống phụ, lắp đặt nền móng và dây cáp hoàn thành giữa năm 2022. Công tác lắp đặt cuối cùng ngoài khơi diễn ra vào tháng 10-2022 ở độ sâu 50m. Nguyên mẫu X30 trở thành giàn turbine gió nổi TLP hoạt động đầy đủ đầu tiên trên thế giới có thể xuất khẩu điện. Nguyên mẫu bằng 1/3 kích thước thật hoạt động đến cuối tháng 5-2023, đủ thời gian để thu thập dữ liệu. Kết quả thu được sẽ giúp tiến hành những dự án thương mại của X1 Wind, gần nhất là triển khai turbine gió nổi 6MW mang tên X90 ở vùng biển Địa Trung Hải của Pháp năm 2025.

Theo: baomoi.com

Để có thể bình luận, xin vui lòng đăng nhập

Nhà máy thủy điện tích năng công suất 2,8 GW

22/08/2023

Nhà máy thủy điện tích năng công suất 2,8 GW

Hiện trạng hệ thống dự báo công suất phát nhà máy điện gió - mặt trời ở Việt Nam và xu hướng trong thời gian tới

22/08/2023

Đề tài Hiện trạng hệ thống dự báo công suất phát nhà máy điện gió - mặt trời ở Việt Nam và xu hướng trong thời gian tới do Nguyễn Duy Minh (Trường Đại học Điện lực) - Nguyễn Bá Tiến (Công ty Cổ phần Quản lý và Vận hành Nhà máy điện XCE).

Tua-bin gió mạnh nhất thế giới phá kỷ lục sản lượng điện sản xuất trong 24 giờ

20/08/2023

Tua-bin điện gió mạnh nhất thế giới đã phá kỷ lục thế giới về sản lượng điện lớn nhất do một tua-bin duy nhất tạo ra trong khoảng thời gian 24 giờ.

Các nhà khoa học sáng chế ra pin mặt trời hai mặt sử dụng siêu vật liệu perovskite

08/08/2023

Đã từ lâu, perovskite được vinh danh là siêu vật liệu dẫn đầu cho thế hệ thiết bị điện mới.

Vấn đề xử lý chất thải khi tấm quang năng mặt trời hết hạn sử dụng ở Việt Nam

26/07/2023

Từ các nghiên cứu của Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), Tư vấn Quốc tế và Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) về “Phát triển các giải pháp cuối vòng đời cho điện mặt trời và điện gió tại Việt Nam” [*], Tạp chí Năng lượng Việt Nam xin được tổng hợp một số vấn đề xử lý chất thải khi tấm quang năng mặt trời hết hạn sử dụng ở Việt Nam để bạn đọc tham khảo.

Đánh giá tiềm năng, dự báo phát triển điện địa nhiệt trên thế giới và Việt Nam

25/07/2023

Theo dự báo của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam: Nếu năng lượng địa nhiệt đạt mức 4,5 $cent/kWh vào giai đoạn sau 2040, thì hoàn toàn có thể cạnh tranh và bổ sung hỗ trợ các dạng năng lượng tái tạo khác nhờ tính ổn định nguồn. Còn ở Việt Nam (sau năm 2045), điện địa nhiệt quy mô vừa và nhỏ có thể được xây dựng phân tán tại nhiều địa điểm trên cả nước..