Tin tức

Ngành xây dựng toàn cầu cần tăng cường sử dụng năng lượng hiệu quả hơn

Thế giới cần thúc đẩy sự chuyển đổi sang xu hướng xanh với các tòa nhà tiết kiệm năng lượng và xây dựng các công trình sử dụng năng lượng hiệu quả hơn. Đồng thời kêu gọi các Chính phủ tăng cường tham vọng để đạt mức phát thải ròng bằng 0.

Theo Tổ chức Chương trình Định cư Con người Liên Hiệp Quốc (UN Habitat), các thành phố tiêu thụ 78% năng lượng của thế giới và tạo ra hơn 60% lượng khí thải nhà kính, nhưng chúng chỉ chiếm chưa đến 2% bề mặt Trái đất. Chỉ tính riêng ngành xây dựng chịu trách nhiệm cho 37% lượng khí thải CO2, với các vật liệu xây dựng như xi măng chiếm 10% lượng khí thải toàn cầu.
Trước thực trạng trên, tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26) ở Glasgow (Anh), bà Inger Andersen, người đứng đầu Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) vừa kêu gọi thúc đẩy hiệu quả năng lượng trong ngành xây dựng.
“Tổng diện tích các tòa nhà đang được xây dựng mỗi tuần tương đương với diện tích của Paris (Pháp), do đó, chúng ta cần suy nghĩ điều đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu, đa dạng sinh học, khả năng sống và chất lượng cuộc sống. Chúng ta cần phải xây dựng hiệu quả hơn”, bà Andersen cho biết.
Các công trình xanh thân thiện với môi trường đã bước đầu đem lại hiệu quả và đang trở thành xu hướng tất yếu trong lĩnh vực xây dựng
Theo UNEP, chỉ có 19 quốc gia bổ sung các quy định về hiệu quả năng lượng cho các tòa nhà và áp dụng chúng. Đáng chú ý, hầu hết các hoạt động xây dựng trong tương lai sẽ diễn ra ở các quốc gia không có các biện pháp này.
“Chúng ta đã không dành nhiều sự quan tâm đến khả năng phục hồi, một tòa nhà đủ tiêu chuẩn được xây dựng ngày nay sẽ vẫn được sử dụng vào năm 2070 và tác động khí hậu mà nó phải hứng chịu sẽ rất khác. Việc cải tạo hay phục hồi có thể mang lại hiệu quả và tạo điều kiện sống ở mức độ cao”, bà Andersen nhấn mạnh.
Vì vậy, thế giới cần thúc đẩy sự chuyển đổi sang các tòa nhà tiết kiệm năng lượng, xây dựng các công trình sử dụng năng lượng hiệu quả hơn. Đồng thời kêu gọi các Chính phủ tăng cường tham vọng nếu muốn thực hiện cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0.
Hiện nay, thế giới đã có hơn 100.000 công trình xanh với hơn 1 tỉ m2 cho thấy các chủ đầu tư đã nhận thức rõ lợi ích của công trình xanh trong chiến lược phát triển quốc gia và toàn cầu.
Tại Việt Nam, dự báo công trình xanh sẽ có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm tới. Thực tế những năm gần đây cho thấy các doanh nghiệp xây dựng đã có nhiều thay đổi trong tầm nhìn và định hướng phát triển, hướng tới cung cấp ra thị trường những công trình có nhiều yếu tố xanh và hiệu quả năng lượng. Các dự án trình diễn của Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc về ứng dụng các giải pháp kỹ thuật giảm thiểu tiêu thụ năng lượng trong công trình mới và công trình cải tạo cho thấy tiềm năng tiết kiệm năng lượng có thể đạt được từ 25% đến 67%/công trình, với chi phí gia tăng từ 0% đến 3% tổng mức đầu tư/công trình và thời gian hoàn vốn tối đa là 5 năm.
Hương Linh
Để có thể bình luận, xin vui lòng đăng nhập

Thông báo nhận hồ sơ các Giải thưởng hiệu quả năng lượng năm 2024

04/10/2024

Ban tổ chức thông báo nhận hồ sơ Giải thưởng Hiệu quả năng lượng trong công nghiệp, công trình xây dựng và Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2024 đến hết ngày 15/11/2024.

ENTECH 2024, Hanoi-Vietnam

14/05/2024

HỘI TRỢ TRIỂN LÃM QUỐC TẾ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - MÔI TRƯỜNG 2024

Thúc đẩy thị trường đầu tư tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp tại Việt Nam

28/10/2023

Sáng ngày 26/10/2023, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tổ chức Hội thảo Thúc đẩy thị trưởng đầu tư tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp tại Việt Nam.

RA MẮT THÍ ĐIỂM CÂU LẠC BỘ HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG VÀ BẢO VỆ KHÍ HẬU

22/10/2023

Ngày 17 và 19/10 vừa qua, Lễ ra mắt Thí điểm Câu lạc bộ Hiệu quả năng lượng và Bảo vệ Khí hậu đã diễn ra thành công tốt đẹp tại Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Thái Nguyên.

Sốt ruột chờ thị trường điện cạnh tranh

15/10/2023

Phải sớm có cơ chế giải quyết vấn đề bù chéo giá điện, đưa ra được giá thị trường điện, cho phép mua bán điện trực tiếp, bổ sung các chính sách liên quan đến phát triển năng lượng tái tạo…

THI TÌM HIỂU KIẾN THỨC VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ

14/10/2023

THI TÌM HIỂU KIẾN THỨC VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ - RINH VỀ NHỮNG PHẦN QUÀ HẤP DẪN