Khoa học công nghệ

Kính tiết kiệm năng lượng Viglacera ngăn chặn tia tử ngoại UV

 
Sản phẩm kính tiết kiệm năng lượng của Viglacera có 5-8 lớp phủ kim loại siêu mỏng, giúp cách nhiệt, ngăn chặn tia UV và năng lượng mặt trời, tiết kiệm điện năng sử dụng.

Tia tử ngoại (UV) là gì?

Tia UV (Ultraviolet) hay còn được gọi là tia cực tím, tia tử ngoại, là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy nhưng dài hơn tia X. Phổ tia cực tím bao gồm thành tử ngoại gần (có bước sóng từ 380 đến 200nm) và tử ngoại xạ hay tử ngoại chân không (có bước sóng từ 200 đến 10nm).

Mặt trời tỏa ra cả 3 loại tia tử ngoại (UV) bao gồm: UVA, UVB và UVC, có ánh sáng mặt trời nghĩa là có tia cực tím. Tuy nhiên, theo lý thuyết, bởi vì sự hấp thụ của tầng ozone, 99% tia cực tím đến được mặt đất thuộc dạng tia UVA, trong khi đó bản thân tầng ozon được tạo ra nhờ các phản ứng hóa học với sự tham gia của tia UVC nên UVC bị tầng ozon hấp thụ. Tuy nhiên, tình trạng thủng tầng ozon hiện nay đang ở mức báo động khiến các tia UVB, UVC trở nên dày đặc hơn trong ánh sáng mặt trời.

Phổ của tia cực tím chia ra làm các phần:

- Nhóm UVA (tia cực tím bước sóng A): 95% tia nắng mặt trời là UVA. Tác hại của tia tử ngoại (UV) bước sóng A là khiến da của chúng ta nhăn nheo. Oxit kẽm và oxit titan rất hiệu quả trong việc chống tia UVA.

- Nhóm UVB (tia cực tím bước sóng B) gây cháy nắng, làm giảm khả năng sản xuất collagen và elastin trên da.

- Nhóm UVC: Tia UVC và một phần tia UVB không tới được trái đất vì bị lọc qua khí quyển. Tia sáng này có thể tiêu diệt acid nucleic trong các tế bào, phá hủy ADN tồn tại trong các cơ thể sống... Đây là loại tia gây hại nhất.

Tuy nhiên có hai loại tia tử ngoại cơ bản chiếu tới mặt đất là UVA và UVB.

Loại nào gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và da?

Tia UVA được coi là kẻ "giết người thầm lặng" bởi vì không giống như tia UVB, chúng ta không hề cảm thấy những ảnh hưởng của nó, nhưng thực ra nó đang thâm nhập sâu vào da, tàn phá mọi tầng của da một cách âm thầm. Tác hại của tia tử ngoại (UV) được gây ra chủ yếu bởi tia UVA. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nếp nhăn và làm tăng phần lớn nguy cơ gây ung thư da.

Một điểm khác biệt nữa là tia cực tím UVA có khả năng xuyên qua kính thông thường gây nên những tác hại của tia tử ngoại cho da, trong khi tia UVB thì không. Trừ khi tấm kính cửa sổ được thiết kế đặc biệt để lọc tia UVA hoặc sử dụng kem chống nắng là một điều vô cùng quan trọng để bảo vệ da khỏi tác hại của tia tử ngoại (UV) này.

Kính tiết kiệm năng lượng Viglacera ngăn chặn tia tử ngoại UV - 1
Viglacera sản xuất kính tiết kiệm năng lượng giúp ngăn chặn tia tử ngoại (Ảnh: Viglacera).

Cách bảo vệ sức khỏe trước tác hại của tia UV

Chống nắng cơ học là biện pháp tận dụng những công cụ chống nắng như mũ, áo vải chống nắng, ô dù, găng tay, khẩu trang và kính thông thường để bảo vệ sức khỏe mỗi khi đi ra ngoài. Chống nắng bằng việc che chắn không gây tổn hại cho sức khỏe nhưng hiệu quả mang lại không cao.

Tia UVA có bước sóng dài nên vẫn âm thầm xuyên qua lớp kính thông thường, vải áo chống nắng, bóng râm để tác động đến lớp hạ bì của da. Hậu quả là, tác hại của tia tử ngoại UV gây sạm nám, tàn nhang, lão hóa và ung thư da. Do đó, chúng ta cần một sản phẩm tân tiến giúp ngăn chặn tia tử ngoại UVA ngay cả khi ở trong môi trường văn phòng, nhà ở…

Kính tiết kiệm năng lượng Viglacera ngăn chặn tia tử ngoại UV - 2
Kính tiết kiệm năng lượng Viglacera giúp ngăn chặn tia tử ngoại (UV) (Ảnh: Viglacera).

Hiểu được nhu cầu tiêu dùng, Viglacera đã nghiên cứu và cho ra đời kính xây dựng tiết kiệm năng lượng. Các vật liệu này có công năng cao, sản xuất theo tiêu chuẩn Đức - đất nước tiên phong trong lĩnh vực kính xây dựng xanh. Đặc điểm chung của những loại kính này là được phủ vật liệu vô cơ lên bề mặt, nhằm hạn chế năng lượng mặt trời truyền vào trong nhà.

Ngoài ra, kính còn được phủ 8 lớp khác nhau, ngăn chặn tối đa các tia bức xạ, cực tím từ ánh nắng mặt trời. Như vậy, nhiệt từ môi trường ngoài bị hạn chế đáng kể truyền vào bên trong và ngược lại, chi phí điện năng cũng giảm.

Hai dòng sản phẩm này đều có cấu trúc kính với 5-8 lớp phủ kim loại siêu mỏng. Vật liệu này có khả năng cách nhiệt.

Theo Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3, kính dán Solar Control - Green T45:8,38 mm, độ truyền qua tia UV là 0.,5, độ truyền qua bức xạ mặt trời 31,5, thời gian thử nghiệm vào năm 2019. Kính hộp Low - E Blue T30, độ truyền qua tia UV là 10,8, độ truyền qua bức xạ mặt trời 17,2, thời gian thử nghiệm vào năm 2020.

Các sản phẩm có thể giúp tòa nhà tiết kiệm đến 51% chi phí điện năng sử dụng. Ngoài ra, mỗi dòng kính lại có ưu điểm riêng:

Kính Solar Control

Kính Solar Control được gia công bề mặt với các lớp phủ siêu mỏng. Lớp phủ từ kim loại và oxit kim loại. Nhờ đó, kính có khả năng phản xạ lại phần lớn bức xạ mặt trời. Đây là tác nhân gây hại cho sức khỏe con người và tăng nhiệt ngôi nhà.

Solar Control có thể sử dụng đơn lớp tấm. Nghĩa là thay thế hoàn toàn vật liệu kính xây dựng thông thường, cho cả công trình thương mại và dân dụng.

Kính tiết kiệm năng lượng Viglacera ngăn chặn tia tử ngoại UV - 3
Thông số kỹ thuật kính Solar Control Viglacera (Ảnh: Viglacera).

Kính Low - E

Kính Low - E có lớp phủ ngoài kim loại hoặc oxit kim loại. Kính Low - E có khả năng ngăn ngừa sự truyền nhiệt hiệu quả từ trong ra ngoài hay từ ngoài vào trong. Vì thế mà căn phòng luôn có nhiệt độ ổn định. Kể cả vào mùa hè hay mùa đông. Nó giúp tiết kiệm năng lượng cho hệ thống làm mát mùa hè và hệ thống sưởi mùa đông.

Kính tiết kiệm năng lượng Viglacera ngăn chặn tia tử ngoại UV - 4
Thông số kỹ thuật của kính Low-E nhiệt đới Viglacera (Ảnh: Viglacera).

Hiện tại, cả hai dòng kính Low - E và Solar Control của Viglacera đều đã và đang được sử dụng. Kính được lắp đặt cho nhiều công trình xây dựng lớn trên cả nước. Khách hàng đánh giá cao về giá trị thẩm mỹ cũng như tiết kiệm năng lượng. Đây là vật liệu cần thiết cho công trình kiến trúc hiện đại.

Một số công trình đã ứng dụng kính tiết kiệm năng lượng của Viglacera:

Kính tiết kiệm năng lượng Viglacera ngăn chặn tia tử ngoại UV - 5
Khách sạn Stella Maris Beach Đà Nẵng (Ảnh: Viglacera).
Kính tiết kiệm năng lượng Viglacera ngăn chặn tia tử ngoại UV - 6
Dự án căn hộ Eco Green Sài Gòn (Ảnh: Viglacera).
Kính tiết kiệm năng lượng Viglacera ngăn chặn tia tử ngoại UV - 7
Dự án văn phòng và căn hộ 152 Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh, TPHCM (Ảnh: Viglacera).

Xu hướng phát triển xây dựng thế giới và Việt Nam đang hướng đến những vật liệu xây dựng xanh, công trình hiện đại, tiết kiệm năng lượng. Các sản phẩm kính xây dựng tiết kiệm năng lượng của Viglacera góp phần đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa ngành xây dựng quốc gia, phát triển theo hướng xanh và bền vững.

Trường Thịnh

Để có thể bình luận, xin vui lòng đăng nhập

Nhà máy thủy điện tích năng công suất 2,8 GW

22/08/2023

Nhà máy thủy điện tích năng công suất 2,8 GW

Hiện trạng hệ thống dự báo công suất phát nhà máy điện gió - mặt trời ở Việt Nam và xu hướng trong thời gian tới

22/08/2023

Đề tài Hiện trạng hệ thống dự báo công suất phát nhà máy điện gió - mặt trời ở Việt Nam và xu hướng trong thời gian tới do Nguyễn Duy Minh (Trường Đại học Điện lực) - Nguyễn Bá Tiến (Công ty Cổ phần Quản lý và Vận hành Nhà máy điện XCE).

Tua-bin gió mạnh nhất thế giới phá kỷ lục sản lượng điện sản xuất trong 24 giờ

20/08/2023

Tua-bin điện gió mạnh nhất thế giới đã phá kỷ lục thế giới về sản lượng điện lớn nhất do một tua-bin duy nhất tạo ra trong khoảng thời gian 24 giờ.

Các nhà khoa học sáng chế ra pin mặt trời hai mặt sử dụng siêu vật liệu perovskite

08/08/2023

Đã từ lâu, perovskite được vinh danh là siêu vật liệu dẫn đầu cho thế hệ thiết bị điện mới.

Turbine gió nổi tự di chuyển đến nơi có gió

27/07/2023

Công ty công nghệ điện gió nổi X1 Wind ở Barcelona (Tây Ban Nha) đã phát minh ra turbine gió 15 MW có giàn hình kim tự tháp kèm theo hệ thống phao nổi cho phép di chuyển tới nơi gió và liên tục sản xuất điện.

Vấn đề xử lý chất thải khi tấm quang năng mặt trời hết hạn sử dụng ở Việt Nam

26/07/2023

Từ các nghiên cứu của Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), Tư vấn Quốc tế và Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) về “Phát triển các giải pháp cuối vòng đời cho điện mặt trời và điện gió tại Việt Nam” [*], Tạp chí Năng lượng Việt Nam xin được tổng hợp một số vấn đề xử lý chất thải khi tấm quang năng mặt trời hết hạn sử dụng ở Việt Nam để bạn đọc tham khảo.