Khoa học công nghệ

KHCN23. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG

 

Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030 (VNEEP3) đặc biệt nhấn mạnh vai trò quan trọng của các địa phương trong việc phấn đấu đạt mục tiêu tiết kiệm năng lượng (TKNL) trong Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của từng địa phương. Căn cứ hiện trạng tiêu thụ năng lượng, dự báo nhu cầu năng lượng theo kịch bản phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tính khả thi thực hiện giải pháp công nghệ TKNL, tiềm năng TKNL ở các lĩnh vực, Bộ Công Thương sẽ phân bổ mục tiêu TKNL cho từng địa phương, gắn với trách nhiệm người đứng đầu và vai trò quản lý ngành của địa phương để chủ động tìm các giải pháp triển khai thực hiện, đảm bảo thực thi thành công.

Địa phương chủ động triển khai các hoạt động trên địa bàn

            Với mục tiêu huy động mọi nguồn lực để thúc đẩy hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế, ngày 13 tháng 3 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 280/QĐ -TTg phê duyệt  Chương trình quốc gia về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030 (VNEEP3).

            Theo đó, Chương trình được phân thành hai giai đoạn: Giai đoạn 2019-2025: Đạt mức tiết kiệm năng lượng 5-7% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc; Giai đoạn 2025 – 2030: Đạt mức tiết kiệm năng lượng  8-10% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc. Đây là những mục tiêu đã được cân nhắc kỹ cho cả giai đoạn theo kịch bản phát triển bình thường.

            Để thực hiện mục tiêu nêu trên, VNEEP3 đã đưa ra các giải pháp toàn diện và đồng bộ, bao gồm: i) Xây dựng, kiện toàn và thực thi mạnh mẽ các quy định pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; (ii) Thiết lập các cơ chế ưu đãi, khuyến khích, các hỗ trợ về kỹ thuật, tài chính để thúc đẩy việc áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng trên tất cả các mặt của nền kinh tế và của toàn xã hội.

            Khác với giai đoạn 2006-2015 khi triển khai Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (VNEEP1 và VNEEP2), mục tiêu tiết kiệm năng lượng (TKNL) của VNEEP3 được đưa vào Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của từng địa phương. Căn cứ hiện trạng tiêu thụ năng lượng, dự báo nhu cầu năng lượng theo kịch bản phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, tính khả thi thực hiện giải pháp công nghệ TKNL, tiềm năng TKNL ở các lĩnh vực, Bộ Công Thương  sẽ phân bổ mục tiêu TKNL cho từng địa phương, gắn trách nhiệm cho người đứng đầu địa phương và quản lý ngành của địa phương để chủ động tìm các giải pháp triển khai thực hiện, đảm bảo thực thi mục tiêu TKNL đã được phân bổ.

            Với việc trao quyền chủ động cho các địa phương đồng nghĩa với việc các địa phương sẽ đóng vai trò quan trọng và quyết định đến thành công hay thất bại của VNEEP3. Từng địa phương sẽ chủ động bố trí nguồn lực và phối hợp với Văn phòng Ban chỉ đạo TKNL - Bộ Công Thương (Cơ quan chủ trì và điều phối Chương trình) để tổ chức triển khai các hoạt động trên cơ sở kế hoạch đã được UBND các Tỉnh, Thành phố phê duyệt.

            Bên cạnh đó, Sở Công Thương các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương đóng vai trò là cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện các nội dung của Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của địa phương nhằm đảm bảo các hoạt động theo đúng Kế hoạch. Đồng thời, chủ trì phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương để hướng dẫn, thanh kiểm tra và giám sát thực hiện các quy định về TKNL tại các cơ sở sử dụng năng lượng, đặc biệt là cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch so với mục tiêu TKNL của địa phương và đóng góp vào mục tiêu Chương trình VNEEP3.

Địa phương chi gấp 5 lần ngân sách trung ương triển khai VNEEP3

            Ngay sau khi VNEEP3 được phê duyệt, với sự hướng dẫn và điều phối của Văn phòng Ban chỉ đạo TKNL - Bộ Công Thương, các địa phương đã bám sát Quyết định số 280/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để tổ chức triển khai các hoạt động của Chương trình. Cho đến thời điểm cuối năm 2021, hầu hết các địa phương đã hoàn thành việc xây dựng và ban hành Kế hoạch Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho giai đoạn 2020-2025 và Kế hoạch thực hiện từng năm.

            Qua báo cáo từ các địa phương gửi về, có thể thấy hoạt động của VNEEP3 tại các địa phương hiện nay tập trung vào các mảng nội dung chủ yếu sau:

  • Tư vấn, đề xuất giải pháp và hỗ trợ kỹ thuật về TKNL đối với các cơ sở sử dụng năng lượng tại địa phương thông qua các hoạt động kiểm toán năng lượng, hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý năng lượng, phát triển mô hình sử dụng năng lượng xanh v.v…
  • Truyền thông nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, hộ gia đình, và cộng đồng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
  • Tổ chức hội nghị, hội thảo tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn cơ chế, chính sách và việc tuân thủ thực hiện quy định về quản lý, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Tổ chức hội chợ triển lãm về Công nghệ, Thiết bị TKNL…
  • Tổ chức đào tạo, nâng cao năng năng lực quản lý và công nghệ về TKNL cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, công trình xây dựng.

            Ngày 10/12/2021, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương đã phối hợp với Sở Công Thương thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tiết kiệm năng lượng toàn quốc năm 2021, theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. Tại Hội nghị này, từ số liệu thống kê chưa đầy đủ của các địa phương gửi về (một số địa phương chưa cập nhật kịp số liệu), Văn phòng Ban chỉ đạo TKNL – Bộ Công Thương  đã có những  đánh giá sơ bộ về kết quả thực hiện VNEEP3 trong năm 2021 tại các địa phương trên địa bàn cả nước như sau: 91 cơ sở được kiểm toán năng lượng, 17 cơ sở được xây dựng mô hình quản lý năng lượng, 11 cơ sở được hỗ trợ đầu tư trang thiết bị hiệu suất cao TKNL, 12 tòa nhà được đánh giá hiệu quả năng lượng, 04 tòa nhà được mô phỏng hệ thống quản lý năng nượng, 45 doanh nghiệp được công nhận tiêu chí sử dụng Năng lượng xanh, triển khai 289 dự án, mô hình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong chiếu sáng, sử năng lượng tái tạo v.v…

            Đặc biệt, kinh phí thực hiện năm 2021 từ ngân sách trung ương là 30 tỷ đồng thì từ các địa phương là 147,2 tỉ đồng, gấp gần 5 lần kinh phí từ ngân sách trung ương. Từ các nguồn vốn khác là 25 tỷ đồng.

            Cũng theo kết quả đánh giá sơ bộ của 17 tỉnh/thành phố, tổng năng lượng tiết kiệm được trong năm 2021 là 284,1kTOE. Trong đó, thành phố Hà Nội là địa phương có mức TKNL cao nhất với 122,4 kTOE. Tiếp sau là thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Tháp, Gia Lai, Long An, Bạc Liêu, Bến Tre...

            Tỷ lệ tiết kiệm năng lượng theo tính toán năm 2021 của một số địa phương như sau:

TT

Tỉnh/Thành phố

Tỷ lệ tiết kiệm

1

TP. Hà Nội

1,57% Tổng năng lượng

2

TP. Hồ Chí Minh

2,31%  Điện năng

3

Bà Rịa – Vũng Tàu

2.21%  Điện năng

4

Đồng Tháp

3,99%  Điện năng

5

Gia Lai

2,2%     Điện năng

6

Long An

2,18%   Điện năng

7

Bạc Liêu

2,44%  Điện năng

8

Bến Tre

2,21%   Điện năng

            Cũng qua báo cáo của các địa phương cho thấy, mặc đù đạt dược một số kết quả ban đầu sau khi VNEEP3 được phê duyệt, nhưng đánh giá chung, hoạt động TKNL tại các địa phương còn nhiều khó nhăn do nguồn lực không đồng đều và ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong hơn hai năm qua. Một số địa phương chưa được bố trí kinh phí để triển khai Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được phê duyệt.

            Về phần doanh nghiệp, việc đầu tư trang thiết bị, cải tiến công nghệ, áp dụng khoa học kỹ thuật và các giải pháp TKNL cần nguồn kinh phí lớn chưa được doanh nghiệp chú trọng đầu tư; việc phối hợp giữa các cơ quan tại một số địa phương chưa đồng bộ, đặc biệt là hoạt động thanh/kiểm tra cơ sở sử dụng năng lượng, thị trường sản phẩm TKNL… chưa thực sự đạt hiệu quả như mong muốn.

Giải pháp tăng cường hoạt động VNEEP3 tại các địa phương

            Từ những số liệu và phân tích ở trên, có thể khẳng định, vai trò của địa phương ngày càng quan trọng và có tính chất quyết định trong việc đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu của VNEEP3. Vì vậy, trong thời gian tới, để các địa phương chủ động và tích cực hơn trong việc hoàn thành nhiệm vụ đã được phân cấp, Cơ quan điều phối VNEEP3 cần đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhất  để đảm bảo nguồn lực tổ chức triển khai chương trình.

            Các nhóm giải pháp cụ thể như sau:

1) Hoàn thiện cơ chế chính sách:

  • Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật (ưu tiên sửa đổi Nghị định số 21/2011/NĐ-CP trước năm 2023), hướng dẫn kỹ thuật; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
  • Xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước đối với Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả  (bao gồm cả kinh phí từ VNEEP3 và ngân sách địa phương).
  • Xây dựng hệ thống đánh giá năng lực, công nhận và công bố các tổ chức kiểm toán năng lượng đạt chuẩn theo luật định; cơ chế chính sách, quy định pháp luật đối với mô hình kinh doanh dịch vụ TKNL (ESCO);
  • Xây dựng sổ tay hướng dẫn việc kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện các quy định pháp luật về định mức tiêu hao năng lượng đối với các phân ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng.
  • Xây dựng quy chế kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện quy định của pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các địa phương.

2) Đào tạo nâng cao năng lực:

  • Đào tạo, tăng cường năng lực chuyên môn cho cán bộ các cơ quan đầu mối về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại địa phương;
  • Xây dựng chương trình nâng cao năng lực cho mạng lưới các Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp, Tổ chức công lập và các Tổ chức khác liên quan đến lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các địa phương.
  • Đào tạo, cấp chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng và cán bộ quản lý năng lượng; tập huấn, nâng cao năng lực triển khai các dự án, giải pháp tiết kiệm năng lượng cho doanh nghiệp.

3) Truyền thông cộng đồng:

  • Xây dựng khung, kế hoạch truyền thông thống nhất trong khuôn khổ VNEEP3 nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm về tiết kiệm năng lượng của cộng đồng, doanh nghiệp và xã hội.
  • Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; ứng dụng công cụ trên điện thoại, thiết bị di động thông minh để tăng hiệu ứng tuyên truyền công đồng.
  • Tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả liên vùng; kết hợp tổ chức hội chợ…

            Việc thực hiện thành công mục tiêu tiết kiệm năng lượng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt được dự báo sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức về kênh vốn đầu tư, nhân lực kỹ thuật, đặc biệt là sự vào cuộc của các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp. Do vậy, Văn phòng Ban chỉ đạo TKNL - Bộ Công Thương và cơ quan chức năng địa phương cần phân tích tình hình cụ thể để xác định được các giải pháp căn cơ, nội dung ưu tiên, tập trung nguồn lực để triển khai động bộ các nội dung của VNEEP3./.

 

Hồ Nga – Tạp chi Công Thương

& Hội KH-CN sử dụng năng lượng TK&HQ Việt Nam

 

Tài liệu tham khảo:

1)  Quyết định số 280/QĐ –TTg  ngày 13 tháng 3 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt  Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 – 2030;

2)  Báo cáo Kêt quả thực hiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2021, Phương hướng năm 2022 (Hà Nội ngày10/12/2021, Vụ TKNL&PTBV, Bộ Công Thương).

Để có thể bình luận, xin vui lòng đăng nhập

Nhà máy thủy điện tích năng công suất 2,8 GW

22/08/2023

Nhà máy thủy điện tích năng công suất 2,8 GW

Hiện trạng hệ thống dự báo công suất phát nhà máy điện gió - mặt trời ở Việt Nam và xu hướng trong thời gian tới

22/08/2023

Đề tài Hiện trạng hệ thống dự báo công suất phát nhà máy điện gió - mặt trời ở Việt Nam và xu hướng trong thời gian tới do Nguyễn Duy Minh (Trường Đại học Điện lực) - Nguyễn Bá Tiến (Công ty Cổ phần Quản lý và Vận hành Nhà máy điện XCE).

Tua-bin gió mạnh nhất thế giới phá kỷ lục sản lượng điện sản xuất trong 24 giờ

20/08/2023

Tua-bin điện gió mạnh nhất thế giới đã phá kỷ lục thế giới về sản lượng điện lớn nhất do một tua-bin duy nhất tạo ra trong khoảng thời gian 24 giờ.

Các nhà khoa học sáng chế ra pin mặt trời hai mặt sử dụng siêu vật liệu perovskite

08/08/2023

Đã từ lâu, perovskite được vinh danh là siêu vật liệu dẫn đầu cho thế hệ thiết bị điện mới.

Turbine gió nổi tự di chuyển đến nơi có gió

27/07/2023

Công ty công nghệ điện gió nổi X1 Wind ở Barcelona (Tây Ban Nha) đã phát minh ra turbine gió 15 MW có giàn hình kim tự tháp kèm theo hệ thống phao nổi cho phép di chuyển tới nơi gió và liên tục sản xuất điện.

Vấn đề xử lý chất thải khi tấm quang năng mặt trời hết hạn sử dụng ở Việt Nam

26/07/2023

Từ các nghiên cứu của Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), Tư vấn Quốc tế và Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) về “Phát triển các giải pháp cuối vòng đời cho điện mặt trời và điện gió tại Việt Nam” [*], Tạp chí Năng lượng Việt Nam xin được tổng hợp một số vấn đề xử lý chất thải khi tấm quang năng mặt trời hết hạn sử dụng ở Việt Nam để bạn đọc tham khảo.