Tháng 2 năm 2023, Ủy ban Châu Âu đã ban hành hai Đạo luật sửa đổi và hướng dẫn thực hiện đối với Điều 27 và Điều 28 của Chỉ thị Năng lượng Tái tạo (REDII). Các nghị định này đưa ra hướng dẫn về việc sử dụng năng lượng tái tạo hydro và các nhiên liệu tái tạo có nguồn gốc phi sinh học (RFNBO) trong khu vực Liên minh Châu Âu. Điều này sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách xây dựng các cơ chế phát triển hydro và các dạng năng lượng tái tạo phù hợp với các yêu cầu của Việt Nam đồng thời xem xét những kinh nghiệm từ Châu Âu.
Tại hội thảo Hội thảo trực tuyến về Chứng nhận và Các yêu cầu của EU đối với các sản phẩm hydro và PtX vào ngày 3 tháng 8 năm 2023, ông Dominik Seebach, từ Viện Sinh thái Ứng dụng (Viện Öko) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc áp dụng các cơ chế chứng nhận này khi xuất nhập khẩu hydro và PtX: “Việc áp dụng các cơ chế chứng nhận này có vai trò rất quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế về công nghệ hydro và PtX. Khi xuất khẩu các nhiên liệu RFBO sang Liên minh Châu Âu, việc áp dụng phương pháp theo dõi cân bằng khối lượng sẽ là bắt buộc, phù hợp với tâm lý mua hàng của người tiêu dùng, đặc biệt trong lĩnh vực vận tải. Hiện nay, chúng ta chưa có một hệ thống chứng nhận cụ thể nào, nhưng sau khi được Ủy ban Châu Âu chấp thuận, cái gọi là "cơ chế tự nguyện" sẽ trở thành kim chỉ nam cho thị trường Châu Âu. Mỗi nước sẽ có những quy tắc và quy định khác nhau. Chính vì vậy, chúng ta cần học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với nhau và cần phải có cách tiếp cận riêng với từng trường hợp để việc triển khai cơ chế chứng nhận thành công”.
Các bài trình bày trong hội thảo trên được thực hiện bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm đã cung cấp một cái nhìn sâu sắc về những khía cạnh khác nhau trong việc chứng nhận hydro xanh. Theo ông Markus Bissel, Giám đốc Dự án PtX Hub tại Việt Nam thuộc Chương trình Hỗ trợ Năng lượng GIZ (ESP), hội thảo này đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ Chính phủ Việt Nam thúc đẩy sự phát triển của ngành PtX và hỗ trợ các dự án hydro xanh và PtX. Ông nói thêm rằng hội thảo nhằm mục đích cung cấp những hiểu biết toàn diện về các cuộc tranh luận hiện nay và các khung pháp lý mới xung quanh việc tính toán phát thải khí nhà kính (GHG) và tính bền vững trong sản xuất hydro và các sản phẩm PtX, đặc biệt tập trung vào Liên minh Châu Âu.
Hội thảo Hội thảo trực tuyến về Chứng nhận và Các yêu cầu của EU đối với các sản phẩm hydro và PtX nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Dự án PtX Hub tại Việt Nam, được tài trợ bởi Bộ Kinh tế và Bảo vệ khí hậu CHLB Đức (BMWK) và được thực hiện bởi GIZ Việt Nam. Dự án nhằm mục đích hỗ trợ Chính phủ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp PtX.
Theo: GIZ Energy Support Programme