CHUYỂN DỊCH NĂNG LƯỢNG Ở VIỆT NAM CẦN NHỮNG GIẢI PHÁP MANG TÍNH CHẤT GÌ ?
Sự biến động ngày càng tăng của phụ tải và việc tích hợp năng lượng tái tạo với tỉ trọng lớn hơn đòi hỏi những yêu cầu mới về tính linh hoạt của hệ thống mà có thể được cung cấp bởi bốn giải pháp chính.
1. Pin tích trữ năng lượng
Thủy điện tích năng và pin Lithium-ion là hai hình thức tích trữ lớn nhất cho đến nay, tuy chi phí đầu tư còn tương đối cao nhưng đã có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Dự thảo Quy hoạch điện 8 của Bộ Công Thương chỉ ra rằng: Pin tích trữ pin quy mô lớn sẽ hiệu quả về mặt kinh tế từ năm 2030 trở đi.
2. Điều chỉnh phụ tải (Demand Response - DR)
Bao gồm một loạt các công nghệ dịch chuyển, hoặc cắt giảm phụ tải tại bất kỳ thời điểm nào. Điều này sẽ giúp thay đổi nhu cầu sử dụng điện và có thể giảm công suất phụ tải đỉnh vào các giờ cao điểm.
3. Liên kết hệ thống
Việc kết hợp các nguồn phát điện thông qua việc liên kết các mạng lưới truyền tải giúp cải thiện độ linh hoạt, giảm sự biến động phụ tải ròng và giải quyết thách thức về sự thay đổi của các nguồn năng lượng tái tạo. Đây sẽ là một giải pháp cho lưới điện Việt Nam nhưng cần nhiều thời gian để phát triển.
4. Các tổ máy phát điện linh hoạt
Đây là nguồn linh hoạt phổ biến nhất của các hệ thống điện, mang tính thực tế và khả thi nhất để cân bằng các nguồn năng lượng biến thiên điện gió và điện mặt trời.
Tất cả bốn nguồn linh hoạt trên sẽ có vai trò riêng trong hệ thống điện và lợi ích những nguồn này cần được đánh giá theo từng giai đoạn của hệ thống điện Việt Nam.