Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) tham gia Giải thưởng Hiệu quả năng lượng trong công nghiệp năm 2021

Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR)
Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế
Địa chỉ: 208 Hùng Vương, Thành phố Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi.
Tên người QLNL: Bùi Ngọc Dương
Tóm tắt dự án: Tóm tất hồ sơ tham gia Giải thưởng Hiệu quả năng lượng trong công nghiệp năm 2021
Năm thực hiện: 2016-2020

Hiện trạng trước khi thực hiện

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn Ngay từ cuối những năm thập niên 1970, sau khi có sự hợp tác quan trọng với Liên Xô trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí tại thềm lục địa phía Nam và Chính phủ Việt Nam đã chủ trương đề ra chiến lược xây dựng ngành công nghiệp lọc hóa dầu phục vụ đất nước.

Đầu những năm 1980, Việt Nam và Liên Xô thống nhất xây dựng Khu Liên hợp  lọc hóa dầu tại Thành Tuy Hạ, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai với tổng kinh phí đầu tư khoảng 3 tỷ Rúp chuyển nhượng. Đến đầu những năm 1990, do tình hình chính trị và thể chế của Liên Xô thay đổi nên dự án Khu Liên hợp lọc hóa dầu tại Thành Tuy Hạ không tiếp tục triển khai được theo hướng ban đầu.

Năm 1992, Chính phủ Việt Nam chủ trương mời một số đối tác nước ngoài liên doanh đầu tư xây dựng nhà máy lọc dầu, trong đó có Liên doanh PetroVietnam/Total/CPC/CIDC, do Total (Pháp) đứng đầu với dự kiến đặt nhà máy lọc dầu tại Đầm Môn, Vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, do tồn tại một số quan điểm khác nhau về địa điểm xây dựng Nhà máy nên Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, ban, ngành trung ương phối hợp với chính quyền địa phương xem xét lựa chọn xây dựng Nhà máy lọc dầu số 1 tại các vị trí như Nghi Sơn (Thanh Hóa), Hòn La (Quảng Bình), Dung Quất (Quảng Ngãi), Vân Phong (Khánh Hòa) và Long Sơn (Vũng Tàu). Năm 1994, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã quyết định chọn Dung Quất, Quảng Ngãi là vị trí để xây dựng Nhà máy lọc dầu số 1 của đất nước. Trong quá trình đàm phán, phía nước ngoài đã yêu cầu Chính phủ Việt Nam cho phép dự án được hưởng một số ưu đãi, ưu tiên như thuế, vấn đề bù lỗ cho dự án và cho phép phía đối tác nước ngoài tham gia thị trường phân phối sản phẩm. Đề nghị của đối tác nước ngoài không được Chính phủ Việt Nam chấp nhận nên cuối năm 1996, phía đối tác nước ngoài xin rút khỏi, không tham gia dự án nữa.

Năm 1997, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 514/QĐ-TTg về việc phê duyệt dự án Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất theo hình thức Việt Nam tự đầu tư với công suất chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô/năm, tổng vốn đầu tư 1,5 tỷ USD.

Năm 1998, cuộc khủng hoảng kinh tế Khu vực châu Á diễn ra nhanh trên diện rộng với những ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của một số nước trong khu vực. Việt Nam tuy không chịu tổn thất nhiều bởi cuộc khủng hoảng này song vấn đề huy động vốn để thực hiện dự án gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, Chính phủ đã quyết định chọn đối tác Nga để thực hiện đầu tư xây dựng Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất theo hình thức liên doanh, với tỷ lệ góp vốn 50/50.

Công ty liên doanh Nhà máy lọc dầu Việt Nga (Vietross) chính thức được thành lập vào năm 1998 để triển khai xây dựng Nhà máy lọc dầu. Trong quá trình liên doanh, có những vấn đề phát sinh mà hai bên không đạt được sự đồng thuận (do cơ chế 50/50) trong một số vấn đề như thuê tư vấn quản lý dự án, quyết định sử dụng các nhà thầu phụ, các nhà cung cấp thiết bị, phương án phân phối sản phẩm, cấu hình công nghệ, chủng loại sản phẩm,… Năm 2002, Chính phủ Việt Nam và Liên bang Nga ký Nghị định thư thỏa thuận chuyển quyền đầu tư dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất sang phía Việt Nam. Năm 2003, Công ty liên doanh Vietross chấm dứt hoạt động.

Sau khi chấm dứt liên doanh với Nga, dự án xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất trở lại với phương án ban đầu (tự đầu tư) và Ban Quản lý dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất được thành lập để triển khai thực hiện xây dựng Dự án Nhà máy lọc dầu Văn bản được tải lên hệ thống eoffice.bsr.com.vn. Với số định danh: 2904/KHA-NCPT/2021 Dung Quất theo hình thức Việt Nam tự đầu tư. Năm 2005, Hợp đồng chính xây dựng nhà máy (EPC 1+4 và 2+3) đã được ký kết giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổ hợp nhà thầu Technip với tổng tiến độ xây dựng là 44 tháng. Ngày 28/11/2005, Lễ khởi công các gói thầu EPC 1+4 & 2+3 được Tổ hợp Nhà thầu Technip phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức tại công trường Nhà máy.

Ngày 09/5/2008, Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn được thành lập theo Quyết định số 1018/QĐ-DKVN của Hội đồng Quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có trọng trách tiếp nhận, quản lý, vận hành, sản xuất, kinh doanh Nhà máy lọc dầu Dung Quất; giữ vai trò tiên phong và đặt nền móng cho sự phát triển ngành công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam, đồng thời là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này.

Ngày 22/02/2009, Nhà máy lọc dầu Dung Quất chính thức cho ra lò và xuất bán tấn sản phẩm xăng dầu đầu tiên mang thương hiệu “Made in Vietnam” ra thị trường và chính thức ghi tên trên bản đồ thế giới các nước có nền công nghiệp lọc hóa dầu.

Ngày 30/5/2010, Nhà máy lọc dầu Dung Quất chính thức được Tổ hợp Nhà thầu Technip bàn giao cho Ban Quản lý dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất và Ban Quản lý dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất bàn giao cho Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn quản lý, vận hành, sản xuất, kinh doanh.

Ngày 06/01/2011, Lễ khánh thành Nhà máy lọc dầu Dung Quất được tổ chức trang trọng và chính thức đưa Nhà máy vào vận hành thương mại để cung ứng xăng dầu cho đất nước. Ngày 17/01/2018: BSR đã tổ chức IPO thành công. Ngày 21/6/2018: BSR đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất.

Ngày 01/7/2018: BSR chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động từ Công ty TNHH sang Công ty cổ phần.

Trải qua hơn 12 năm xây dựng và phát triển, Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn đã từng bước ổn định, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, quyết tâm vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất tuyệt đối an toàn, kinh doanh hiệu quả và phát triển bền vững, góp phần xây dựng nền công nghiệp lọc hóa dầu đầu tiên của đất nước, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Tính từ khi Nhà máy lọc dầu Dung Quất được đưa vào vận hành sản xuất đến ngày 30/6/2021, Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn ước nhập 1008 chuyến dầu thô với tổng khối lượng 80,4 triệu tấn; sản xuất và bán ra thị trường 73,9 triệu tấn sản phẩm các loại (chiếm trên 30% nhu cầu xăng dầu cả nước); doanh thu đạt trên 1.204 nghìn tỷ đồng (tương đương hơn 51 tỷ USD); nộp ngân sách nhà nước trên 178 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 7,6 tỷ USD); lợi nhuận sau thuế đạt hơn 24 nghìn tỷ đồng (tương đương hơn 01 tỷ USD). 

Kết quả thực hiện

Hiện trạng trước khi thực hiện

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn Ngay từ cuối những năm thập niên 1970, sau khi có sự hợp tác quan trọng với Liên Xô trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí tại thềm lục địa phía Nam và Chính phủ Việt Nam đã chủ trương đề ra chiến lược xây dựng ngành công nghiệp lọc hóa dầu phục vụ đất nước.

Đầu những năm 1980, Việt Nam và Liên Xô thống nhất xây dựng Khu Liên hợp  lọc hóa dầu tại Thành Tuy Hạ, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai với tổng kinh phí đầu tư khoảng 3 tỷ Rúp chuyển nhượng. Đến đầu những năm 1990, do tình hình chính trị và thể chế của Liên Xô thay đổi nên dự án Khu Liên hợp lọc hóa dầu tại Thành Tuy Hạ không tiếp tục triển khai được theo hướng ban đầu.

Năm 1992, Chính phủ Việt Nam chủ trương mời một số đối tác nước ngoài liên doanh đầu tư xây dựng nhà máy lọc dầu, trong đó có Liên doanh PetroVietnam/Total/CPC/CIDC, do Total (Pháp) đứng đầu với dự kiến đặt nhà máy lọc dầu tại Đầm Môn, Vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, do tồn tại một số quan điểm khác nhau về địa điểm xây dựng Nhà máy nên Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, ban, ngành trung ương phối hợp với chính quyền địa phương xem xét lựa chọn xây dựng Nhà máy lọc dầu số 1 tại các vị trí như Nghi Sơn (Thanh Hóa), Hòn La (Quảng Bình), Dung Quất (Quảng Ngãi), Vân Phong (Khánh Hòa) và Long Sơn (Vũng Tàu). Năm 1994, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã quyết định chọn Dung Quất, Quảng Ngãi là vị trí để xây dựng Nhà máy lọc dầu số 1 của đất nước. Trong quá trình đàm phán, phía nước ngoài đã yêu cầu Chính phủ Việt Nam cho phép dự án được hưởng một số ưu đãi, ưu tiên như thuế, vấn đề bù lỗ cho dự án và cho phép phía đối tác nước ngoài tham gia thị trường phân phối sản phẩm. Đề nghị của đối tác nước ngoài không được Chính phủ Việt Nam chấp nhận nên cuối năm 1996, phía đối tác nước ngoài xin rút khỏi, không tham gia dự án nữa.

Năm 1997, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 514/QĐ-TTg về việc phê duyệt dự án Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất theo hình thức Việt Nam tự đầu tư với công suất chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô/năm, tổng vốn đầu tư 1,5 tỷ USD.

Năm 1998, cuộc khủng hoảng kinh tế Khu vực châu Á diễn ra nhanh trên diện rộng với những ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của một số nước trong khu vực. Việt Nam tuy không chịu tổn thất nhiều bởi cuộc khủng hoảng này song vấn đề huy động vốn để thực hiện dự án gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, Chính phủ đã quyết định chọn đối tác Nga để thực hiện đầu tư xây dựng Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất theo hình thức liên doanh, với tỷ lệ góp vốn 50/50.

Công ty liên doanh Nhà máy lọc dầu Việt Nga (Vietross) chính thức được thành lập vào năm 1998 để triển khai xây dựng Nhà máy lọc dầu. Trong quá trình liên doanh, có những vấn đề phát sinh mà hai bên không đạt được sự đồng thuận (do cơ chế 50/50) trong một số vấn đề như thuê tư vấn quản lý dự án, quyết định sử dụng các nhà thầu phụ, các nhà cung cấp thiết bị, phương án phân phối sản phẩm, cấu hình công nghệ, chủng loại sản phẩm,… Năm 2002, Chính phủ Việt Nam và Liên bang Nga ký Nghị định thư thỏa thuận chuyển quyền đầu tư dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất sang phía Việt Nam. Năm 2003, Công ty liên doanh Vietross chấm dứt hoạt động.

Sau khi chấm dứt liên doanh với Nga, dự án xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất trở lại với phương án ban đầu (tự đầu tư) và Ban Quản lý dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất được thành lập để triển khai thực hiện xây dựng Dự án Nhà máy lọc dầu Văn bản được tải lên hệ thống eoffice.bsr.com.vn. Với số định danh: 2904/KHA-NCPT/2021 Dung Quất theo hình thức Việt Nam tự đầu tư. Năm 2005, Hợp đồng chính xây dựng nhà máy (EPC 1+4 và 2+3) đã được ký kết giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổ hợp nhà thầu Technip với tổng tiến độ xây dựng là 44 tháng. Ngày 28/11/2005, Lễ khởi công các gói thầu EPC 1+4 & 2+3 được Tổ hợp Nhà thầu Technip phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức tại công trường Nhà máy.

Ngày 09/5/2008, Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn được thành lập theo Quyết định số 1018/QĐ-DKVN của Hội đồng Quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có trọng trách tiếp nhận, quản lý, vận hành, sản xuất, kinh doanh Nhà máy lọc dầu Dung Quất; giữ vai trò tiên phong và đặt nền móng cho sự phát triển ngành công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam, đồng thời là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này.

Ngày 22/02/2009, Nhà máy lọc dầu Dung Quất chính thức cho ra lò và xuất bán tấn sản phẩm xăng dầu đầu tiên mang thương hiệu “Made in Vietnam” ra thị trường và chính thức ghi tên trên bản đồ thế giới các nước có nền công nghiệp lọc hóa dầu.

Ngày 30/5/2010, Nhà máy lọc dầu Dung Quất chính thức được Tổ hợp Nhà thầu Technip bàn giao cho Ban Quản lý dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất và Ban Quản lý dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất bàn giao cho Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn quản lý, vận hành, sản xuất, kinh doanh.

Ngày 06/01/2011, Lễ khánh thành Nhà máy lọc dầu Dung Quất được tổ chức trang trọng và chính thức đưa Nhà máy vào vận hành thương mại để cung ứng xăng dầu cho đất nước. Ngày 17/01/2018: BSR đã tổ chức IPO thành công. Ngày 21/6/2018: BSR đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất.

Ngày 01/7/2018: BSR chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động từ Công ty TNHH sang Công ty cổ phần.

Trải qua hơn 12 năm xây dựng và phát triển, Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn đã từng bước ổn định, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, quyết tâm vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất tuyệt đối an toàn, kinh doanh hiệu quả và phát triển bền vững, góp phần xây dựng nền công nghiệp lọc hóa dầu đầu tiên của đất nước, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Tính từ khi Nhà máy lọc dầu Dung Quất được đưa vào vận hành sản xuất đến ngày 30/6/2021, Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn ước nhập 1008 chuyến dầu thô với tổng khối lượng 80,4 triệu tấn; sản xuất và bán ra thị trường 73,9 triệu tấn sản phẩm các loại (chiếm trên 30% nhu cầu xăng dầu cả nước); doanh thu đạt trên 1.204 nghìn tỷ đồng (tương đương hơn 51 tỷ USD); nộp ngân sách nhà nước trên 178 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 7,6 tỷ USD); lợi nhuận sau thuế đạt hơn 24 nghìn tỷ đồng (tương đương hơn 01 tỷ USD). 

Kết quả thực hiện

Kết quả của dự án: N/A
Tổng chi phí đầu tư: N/A
Năng lượng tiết kiệm: N/A
Chi phí tiết kiệm: N/A
Thời gian hoàn vốn: N/A