Khoa học công nghệ

'Vật liệu xanh' giúp tiết kiệm năng lượng cho các công trình đô thị

 

Sản phẩm xây dựng nhờ mang nhiều ưu điểm về môi trường và sức khỏe.

Tại các thành phố lớn hiện nay, nhiều tòa cao ốc hiện đại lắp đặt các mặt dựng kính nhằm nâng tầm giá trị thẩm mỹ cho công trình. Do đó, việc sử dụng kính tiết kiệm năng lượng được xem như một giải pháp giúp giảm thiểu hiệu ứng nhà kính và góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng không gian sống.

Tòa cao ốc sử dụng kính thay cho tường bê tông. Ảnh: Viglacera

Tòa cao ốc sử dụng kính thay cho tường bê tông. Ảnh: Viglacera

Bên cạnh đó, mặt dựng bằng kính tiết kiệm năng lượng thay thế cho các bức tường bê tông truyền thống còn mang đến những lợi ích thiết thực khác như giảm bớt tải trọng cho nền móng, tiết kiệm điện năng tiêu thụ, giảm chi phí xây dựng và ngay cả khi tháo dỡ. Sản phẩm này ngày càng được nhiều đơn vị đầu tư và xây dựng ưa chuộng và sử dụng rộng rãi tại những đô thị lớn.

Nhiều chuyên gia nhận xét, ngành công nghiệp sản xuất kính xây dựng trong những năm gần đây đã có những tiến bộ lớn về công nghệ. Nhờ sự cải tiến liên tục về công năng và hiệu suất sử dụng, đã có rất nhiều giải pháp về chủng loại kính ra đời để đáp ứng nhu cầu thiết kế và xây dựng cho các công trình xanh.

Hiện nay, kính Solar Control và Low E được xem là hai chủng loại kính tiết kiệm năng lượng được ưu tiên sử dụng. Với đặc điểm thời tiết và khí hậu nằm gần xích đạo như Việt Nam, hai dòng kính này góp phần cải thiện đáng kể khả năng cách nhiệt và cản nhiệt của công trình, cho phép tối đa hóa ánh sáng tự nhiên ban ngày vào không gian sống tùy thuộc vào nhu cầu và mục tiêu mong muốn của khách hàng.

Không gian sống với nguồn sáng tự nhiên tối đa nhờ sử dụng kính tiết kiệm năng lượng. Ảnh: Viglacera

Không gian sống với nguồn sáng tự nhiên tối đa nhờ sử dụng kính tiết kiệm năng lượng. Ảnh: Viglacera

Trên thị trường hiện tại, kính Low E nhiệt đới đang là dòng kính đáp ứng nhu cầu cần thiết khi thiết kế nhà kính dân dụng. Đây là sản phẩm kết hợp ưu điểm giữa kính Solar Control và kính Low E ôn đới với khả năng ngăn chặn một phần năng lượng bức xạ từ mặt trời và chống tình trạng thất thoát nhiệt.

Kính Low E nhiệt đới được sản xuất bởi Viglacera dựa trên phương pháp phủ offline trong môi trường chân không với hệ thống lớp phủ đặc biệt gồm một lớp bạc (Ag) nguyên chất. Nhờ có lớp phủ bạc này, sản phẩm có thể đạt được độ phát xạ thấp. Điều này góp phần ngăn chặn một phần năng lượng từ bức xạ mặt trời, giảm thiểu lượng tia cực tím và tia hồng ngoại có thể truyền qua mà không làm ảnh hưởng đến lượng ánh sáng nhìn thấy, cũng như cải thiện đáng kể khả năng cách nhiệt.

Không gian sống trong căn hộ trên cao sử dụng kính tiết kiệm năng lượng. Ảnh: Viglacera

Không gian sống trong căn hộ trên cao sử dụng kính tiết kiệm năng lượng. Ảnh: Viglacera

Loại kính này còn đóng vai trò như một "màng chắn" bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình. Các lớp phủ Low E đã được phát triển để ngăn cản tia UV truyền qua, giúp ngăn chặn tác động xấu đến sức khoẻ của các thành viên trong gia đình, cũng như bảo vệ nội thất bên trong nhà bền bỉ, tránh bị phai màu bởi ánh sáng mặt trời.

Khi sử dụng kính tiết kiệm năng lượng Viglacera Low E nhiệt đới, gia chủ có thể bố trí các vách ngăn bằng kính tại những không gian riêng tư như đọc sách, làm việc hoặc kiến tạo không gian mở cho toàn bộ công trình nhà ở, giúp tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, cũng như tối ưu trong công năng sử dụng.

Theo chia sẻ từ đại diện Viglacera, nhờ hệ số hấp thụ nhiệt mặt trời (SHGC) ở mức thấp, kính Low E của hãng sẽ giúp tiết kiệm năng lượng và chi phí làm mát của hệ thống điều hòa, góp kính tiết kiệm năng lượng được xem là "vật liệu xanh" cho nhiều công trình xphần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tính đến nay, Viglacera cho ra mắt nhiều loại sản phẩm Low E nhiệt đới gồm Low E T40, Low E T50, Low E T30 với hai màu sắc Neutral (trung tính) và Blue (xanh), tương ứng với các độ truyền sáng 40%, 50% và 30%. Đây là những dòng sản phẩm có tính ứng dụng cao, dễ sử dụng tại nhiều công trình xây dựng từ nhà ở cho đến cao ốc sang trọng.

(Nguồn: Viglacera)

Để có thể bình luận, xin vui lòng đăng nhập

Nhà máy thủy điện tích năng công suất 2,8 GW

22/08/2023

Nhà máy thủy điện tích năng công suất 2,8 GW

Hiện trạng hệ thống dự báo công suất phát nhà máy điện gió - mặt trời ở Việt Nam và xu hướng trong thời gian tới

22/08/2023

Đề tài Hiện trạng hệ thống dự báo công suất phát nhà máy điện gió - mặt trời ở Việt Nam và xu hướng trong thời gian tới do Nguyễn Duy Minh (Trường Đại học Điện lực) - Nguyễn Bá Tiến (Công ty Cổ phần Quản lý và Vận hành Nhà máy điện XCE).

Tua-bin gió mạnh nhất thế giới phá kỷ lục sản lượng điện sản xuất trong 24 giờ

20/08/2023

Tua-bin điện gió mạnh nhất thế giới đã phá kỷ lục thế giới về sản lượng điện lớn nhất do một tua-bin duy nhất tạo ra trong khoảng thời gian 24 giờ.

Các nhà khoa học sáng chế ra pin mặt trời hai mặt sử dụng siêu vật liệu perovskite

08/08/2023

Đã từ lâu, perovskite được vinh danh là siêu vật liệu dẫn đầu cho thế hệ thiết bị điện mới.

Turbine gió nổi tự di chuyển đến nơi có gió

27/07/2023

Công ty công nghệ điện gió nổi X1 Wind ở Barcelona (Tây Ban Nha) đã phát minh ra turbine gió 15 MW có giàn hình kim tự tháp kèm theo hệ thống phao nổi cho phép di chuyển tới nơi gió và liên tục sản xuất điện.

Vấn đề xử lý chất thải khi tấm quang năng mặt trời hết hạn sử dụng ở Việt Nam

26/07/2023

Từ các nghiên cứu của Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), Tư vấn Quốc tế và Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) về “Phát triển các giải pháp cuối vòng đời cho điện mặt trời và điện gió tại Việt Nam” [*], Tạp chí Năng lượng Việt Nam xin được tổng hợp một số vấn đề xử lý chất thải khi tấm quang năng mặt trời hết hạn sử dụng ở Việt Nam để bạn đọc tham khảo.